Du lịch xứ sở anh đào thăm thành phố Fukuoka

Fukuoka thuộc một tỉnh của đất nước Nhật Bản, nằm ở phía bắc trên đảo Kyushu. Fukuoka được mệnh danh là thành phố của các chiếc máy bay.

Đi du lịch Nhật Bản thăm thành phố Fukuoka

Đây là một tỉnh của đất nước Nhật Bản, nằm ở phía bắc trên đảo Kyushu, trung tâm là thành phố Fukuoka.

Mục đích và mong muốn của chính quyền Fukuoka là biết thành phố này trở thành trung tâm kinh doanh và lữ hành khu vực khu vực ĐNA. Nơi đây cũng tham vọng đăng cai Olympic Games ở Fukuoka và Kyushu 2016. Vì những mong muốn đó, chính quyền thành phố đang xem xét phương án dời sân bay đến một hòn đảo nhân tạo để tăng diện tích sử dụng tương tự như giờ bay nhằm phục vụ lượng khách gia tăng trong thời gian tới.

Thành phố Fukuoka

Để đến được thành phố Fukuoka, bạn có thể bay thẳng từ Hà Nội hoặc TP HCM. Nếu bạn đang ở Tokyo, bạn có thể đến Fukuoka bằng nhiều cách: bằng máy bay nội địa, bằng đường sắt tốc độ cao tại nhà ga Hakata hay phương tiện đặc biệt đó là phà.

Sân bay nằm trong lòng thành phố. Đây là 1 sân bay quốc tế nằm khu Đông – Nam gọn trong những mái nhà của cư dân và không thể mở rộng thêm. Đường băng dài 2800m là tối đa, vì chính quyền tôn trọng người dân nên các chuyến bay bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc lúc 10h tối.

Từ sân bay đến trung tâm thành phố bằng tàu điện ngầm hay đường bộ chỉ chừng 10 phút ngắn ngủi.

Xem thêm >>> tour Nhật Bản Tết 2018 của công ty Đất Việt Tour tại đây, hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn miễn phí về các tour du lịch bạn nhé.

Lẩu lòng bò Motsunabe

Người dân Nhật Bản không thích ăn lòng mề của động vật, đại đa số là vậy. Nhưng riêng ở Fukuoka đây là món nổi tiếng do ảnh hưởng văn hóa hai nước Triều Tiên và Trung Quốc (các nước có sự giao lưu một thời gian dài về giao thương nên thói quen cũng được thay đổi).

Món lẩu lòng bò có tên Motsunabe, được làm từ nội tạng của bò kèm theo những loại rau xanh như bắp cải, tỏi tây, ớt và gia vị; tất cả được cho vào một nồi lẩu chan nước tương Miso lên. Nồi lẩu được nấu bằng cồn bốc khói nghi ngút. Ngồi ăn lẩu, nói chuyện và uống rượu Sake đó là một cách hưởng thụ cuộc sống tại nơi đây. Có những quán ăn về lòng bò mới mở, nhưng có những quán chui vào ngóc nghách sâu trong hẻm từ rất lâu năm chỉ có những người bản địa mới biết: bàn ghế cũ sờn theo năm tháng, căn phòng nhỏ chỉ chứa được khoảng chục người nhưng lúc nào cũng đông nườm nượp. Tôi cùng cậu bạn thân ghé qua quán đúng thời gian vắng nên may mắn có chỗ ngồi luôn. Chỗ ngồi của tôi trước mặt một cô bé phục vụ, cô bé không ngừng chào hỏi và cười rất tươi, chuẩn bị cho hai chúng tôi một nồi lẩu lòng bò có tỏi tây chất cao lên như ngọn núi.

Một quán bán món lẩu lòng bò có tên Motsunabe

Vườn Nhật

Vườn Nhật là 1 kiểu vườn cảnh truyền thống của văn hóa đất nước mặt trời mọc,  nơi mang những đặc trưng rất nổi bật đó là tập hợp ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua lòng bàn tay khéo léo của con người. Ví dụ như một tảng đá thành một quả núi hay đất đắp thành những quả đồi; cây nhỏ được uốn như một cây cổ thụ; xung quanh hồ nước nhân tạo là những hòn đá giả.

Vườn Nhật Bản xuất phát từ kiến thức người Nhật học từ Trung Quốc trong thời kỳ Asuka cùng với thế giới quan Phật Giáo, trong những thời kỳ Ede các quý tộc đều chơi vườn cảnh, giờ đây mọi thứ vẫn vậy.

Thời gian ở vườn Nhật như được dừng lại hoặc trôi một cách chậm rãi đến không ngờ. Nơi đây mang đậm hơi hướng của Thiền, ở trong vườn có cây, cỏ, lá, hoa, đá, nước và cá đều được coi trọng, chỉ thiếu một thứ sẽ không được coi là Vườn Nhật.

Vườn Nhật là 1 kiểu vườn cảnh truyền thống của văn hóa đất nước mặt trời mọc.

Vườn Đá cũng là 1 kiểu vườn của Nhật mà người ta dùng đá, sỏi, cát xếp lại tạo thành những hình gợi lên cảm giác sông hồ biển cả với núi đá và đảo nhô lên. Việc sắp đặt đá là quan trọng, thế nên phải đặt đá đúng chỗ cho được góc nhìn đẹp nhất và hài hòa với không gian nhất.

Có ba vườn Nhật nổi tiếng nhất Nhật Bản, đó là vườn Kenroku ở thành phố Kanazawa ( Ishikawa ), vườn Koraku ở thành phố Okayama và vườn Kairaku ở thành phố Mito, ba vườn này nổi tiếng bởi độ lớn của chúng.

Vườn Nhật là cả một kỳ quan, một câu chuyện dài chưa đến hồi kết nên không thể nói ngắn gọn trong những từ ngữ như này được.

Thành cổ Kumamoto

Thành cổ Kumamoto còn được gọi một tên rất lôi cuốn đó là lâu đài Kumamoto hay có tên khác là thành Ginnan, một trong ba thành nổi tiếng nhất xứ hoa anh đào. Hai thành còn lại là thành Himeji (tỉnh Kyogo) và thành Matsumoto. Đây là 1 di tích lịch sử đặc biệt của đất nước và con người nơi đây.

Thành cổ Kumamoto tại miền Nam nước Nhật được xây dựng hơn 500 năm trước (1469 – 1487) bởi dòng họ Kikuchi. Họ đã mất mười tám năm để xây một thành rất lớn như một người khổng lồ hoàn hảo với diện tích 226km2, một trong những ngôi thành vững chắc nhất Nhật Bản, trải qua nhiều thời kỳ của xã hội và tồn tại đến ngày nay.

Thành cổ Kumamoto

Tòa thành vào cuối tháng ba đầu tháng tư được phủ kín bởi hoa anh đào từ khắp các phía làm nó đẹp không ngòi bút nào diễn đạt nổi, còn đến tháng chín, mười thì như mặc một chiếc áo khác màu vàng pha lẫn đỏ của tiết trời mùa thu. Xung quanh thành đều có cỏ cây và hào nước làm thanh lọc không khí nơi đây trong lành hơn bao giờ hết.

Du khách thường đến đây vào buổi tối cuối tuần hoặc mỗi dịp lễ, trong thành có những văn hóa nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc phía bên trong khu đất tiến vào lâu đài. Trong lâu đài đã được cải tạo để phục vụ khách tham quan và là nơi trưng bày rất nhiều hiện vật bên phía trong thành.

Quan cảnh bên trong thành

Ở Nhật Bản còn rất nhiều nền văn hóa được con người gìn giữ theo năm tháng và bảo tồn. Khi du lịch Nhật Bản không chỉ học về thói quen tốt trong cuộc sống, xem những thứ hiện đại nhất trên thế giới đã có tại đất nước mặt trời mọc mà còn học được những tinh hoa muôn đời của người dân nơi đây.

Một quầy sách tại thành phố Fukuoka

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *